TIN COVID-19

VẮC-XIN COVID-19 CÓ VẺ HIỆU QUẢ HƠN NẾU ĐƯỢC TIÊM VÀO KHOẢNG GIỮA TRƯA

Cập nhật: 12/4/2023

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM GIẢM TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Cập nhật: 12/4/2023

SỮA MẸ CÓ CHỨA KHÁNG THỂ CHỐNG LẠI SARS-COV-2 CÓ THỂ BẢO VỆ TRẺ SƠ SINH

Cập nhật: 28/2/2023

SỮA MẸ CÓ CHỨA KHÁNG THỂ CHỐNG LẠI SARS-COV-2 CÓ THỂ BẢO VỆ TRẺ SƠ SINH

Cập nhật: 26/1/2023

 NGHIÊN CỨU CHỈ RA RẰNG CÁC BIẾN THỂ SARS-COV-2 VẪN CÓ THỂ LÂY TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI

Cập nhật: ngày 26/12/2022

 BIẾN THỂ PHỤ OMICRON CORONAVIRUS BA.2.75.2 PHẦN LỚN TRÁNH ĐƯỢC CÁC KHÁNG THỂ TRUNG HÒA

Cập nhật: ngày 2/12/2022

SỰ GIA TĂNG CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN THAI NGHÉN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Cập nhật: ngày 23-8-2022

LIỀU VẮC-XIN THỨ BA GIÚP LÀM TĂNG KHẢ NĂNG BẢO VỆ KHỎI CHỦNG CORONAVIRUS OMICRON

Cập nhật: ngày 06-7-2022

VẮC-XIN CÓ HIỆU LỰC LÊN ĐẾN 90% TRONG VÒNG 6 THÁNG KHI BỊ COVID-19 NẶNG

Cập nhật: ngày 15-06-2022

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG ĐẶC THÙ

Cập nhật: ngày 09-05-2022

Tại sao Covid-19 lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở một số người?

Cập nhật: ngày 06-05-2022

TÁC ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG CỦA COVID-19 ĐẾN NÃO, NGAY CẢ Ở NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP NGHIÊM TRỌNG

Cập nhật: ngày 19-04-2022

TÁC ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG CỦA COVID-19 ĐẾN NÃO, NGAY CẢ Ở NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP NGHIÊM TRỌNG

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN ĐÓNG CỬA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Cập nhật: ngày 25-03-2022

TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC CÔNG TY

KHỞI NGHIỆP, DOANH NGHIỆP PHI CHÍNH THỨC, TỰ DOANH, NỮ DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NHÂN THIỂU SỐ

Cập nhật: ngày 22-03-2022

BRAZIL XÁC NHẬN HAI CA ĐẦU TIÊN NHIỄM BIẾN THỂ DELTACRON

Cập nhật: ngày 16-03-2022

Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga ngày 15/3 thông báo rằng Brazil đã xác nhận hai trường hợp nhiễm biến thể Deltacron mới của virus SARS-CoV-2, kết hợp gen của biến thể Delta và Omicron.
 Biến thể lai được gọi là “Deltacron” là biến thể kết hợp giữa Delta và Omicron. (Ảnh: DPA)

Đề cập đến hai địa phương ở phía Bắc đất nước, Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga cho biết: “Dịch vụ giám sát bộ gen của chúng tôi đã xác định được hai trường hợp ở Brazil. Một ở Amapa, và một ở Para”.

Theo ông Queiroga, mặc dù số ca nhiễm COVID-19 mới ở Brazil đã giảm song các cơ quan y tế vẫn phải cảnh giác. Ông cũng đồng thời kêu gọi người dân cần tiêm chủng đầy đủ.

Biến thể lai được gọi là “Deltacron”, được cho là có nguồn gốc từ Pháp, là biến thể kết hợp giữa Delta và Omicron. Tuy nhiên, giới khoa học chưa rõ mức độ nghiêm trọng của biến thể lai này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã “theo dõi và thảo luận” sau khi nghiên cứu kỹ về biến thể này. Hiện chưa có dữ liệu rõ ràng chứng tỏ Deltacron lây lan mạnh hơn các biến thể trước đó.

Theo WHO, Deltacron được phát hiện với số lượng nhỏ tại các nước châu Âu như Pháp, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Trong khi đó, tờ The New York Times đưa tin Mỹ mới đây cũng đã ghi nhận hai trường hợp nhiễm Deltacron.

Các nhà khoa học cho biết biến thể này “cực kỳ hiếm” và không phải là “biến thể đáng quan ngại” (VOC) theo phân loại của WHO./.

(Nguồn: Khánh Linh (Theo Xinhua, AP)

TĂNG NGUY CƠ MẮC CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH SAU NHIỄM COVID-19

Cập nhật: ngày 10-03-2022

KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM GIA TĂNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA COVID

Cập nhật: ngày 02-03-2022

KẾT HỢP THUỐC KHÁNG VI-RÚT MỚI CÓ HIỆU QUẢ CAO CHỐNG LẠI SARS-COV-2

Cập nhật: ngày 22-02-2022

CÔNG BỐ PHÂN TÍCH QUỐC GIA MỚI VỀ GHÉP PHỔI COVID-19 TẠI HOA KỲ

Cập nhật: ngày 14-02-2022

COVID-19 CÓ THỂ KÍCH HOẠT CÁC KHÁNG THỂ TỰ TẤN CÔNG, NGAY CẢ TRONG TRƯỜNG HỢP NHẸ HOẶC KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG

Cập nhật: ngày 18-1-2022

BƯỚC SANG NĂM THỨ 3, ĐẠI DỊCH COVID-19 DẪN ĐẾN MỘT SỐ THAY ĐỔI Ở HOA KỲ

Cập nhật: ngày 07-1-2022

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC TRIỆU CHỨNG COVID-19

TỪ BIẾN THỂ OMICRON

Cập nhật: ngày 05-1-2022

MODERNA CHO BIẾT VẮC XIN COVID-19 LIỀU TĂNG CƯỜNG CỦA HỌ HIỆU QUẢ CHỐNG LẠI OMICRON

Cập nhật: ngày 22-12-2021

HỢP TÁC QUỐC TẾ: DẤU HIỆU PHẢN ỨNG CỦA KHAO HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19

Cập nhật: ngày 14/12/2021

CHIẾN LƯỢC TIÊM CHỦNG MỚI CÓ THỂ NGĂN CHẶN SỰ BÙNG PHÁT CỦA VI RÚT CORONA

TRONG TƯƠNG LAI

Cập nhật: ngày 14-10-2021

FDA khuyến nghị tiêm thêm mũi vắc-xin COVID-19 tăng cường cho người Mỹ từ 65 tuổi trở lên

Cập nhật: ngày 24-9-2021

Bốn yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm COVID ở những người đã tiêm chủng

Cập nhật: ngày 20-9-2021

NHỮNG VẮC XIN CÓ HIỆU QUẢ CHỐNG LẠI BIẾN THỂ DELTA

Cập nhật: ngày 16-9-2021

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHẢN ỨNG CỦA KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮC XIN PFIZER VÀ MODERNA

Cập nhật: ngày 07-9-2021

ISRAEL TIÊM VẮC-XIN COVID TĂNG CƯỜNG CHO NGƯỜI TỪ 12 TUỔI TRỞ LÊN

Cập nhật: ngày 31-8-2021

THUỐC CHỦNG NGỪA RNA COVID GIẢM HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CHỦNG DELTA

Cập nhật: ngày 30-8-2021

VẮC XIN MODERNA AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ KHI THỬ NGHIỆM CHO

THANH THIẾU NIÊN

Cập nhật: ngày 26-8-2021

SAU 7 THÁNG NHIỄM BỆNH, CÁC KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI SARS-COV-2 VẪN ỔN ĐỊNH HOẶC THẬM CHÍ TĂNG LÊN

Cập nhật: ngày 14-8-2021

HÀN QUỐC CẢNH BÁO VỀ CA NHIỄM BIẾN THỂ MỚI DELTA PLUS

Cập nhật: ngày 10-8-2021

VẮC XIN COVID-19 DẠNG XỊT MŨI CÓ NHIỀU ƯU ĐIỂM

Cập nhật: ngày 05-8-2021

PHƯƠNG PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT HIỆN BIẾN THỂ SARS-COV-2 TRONG NƯỚC THẢI

Cập nhật: ngày 28-7-2021

CHIẾN LƯỢC VẮC-XIN TỪ TẾ BÀO T CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ COVID-19

Cập nhật vào: ngày 13-7-2021

BẢN ĐỒ DỊCH TỄ COVIDMAP

Cập nhật vào: ngày 09-7-2021

KHẨU TRANG PHÁT HIỆN COVID-19

Cập nhật vào: ngày 07-7-2021

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN THỂ CỦA VI-RÚT CORONA MỚI VỚI CHI PHÍ THẤP

Cập nhật vào: ngày 30-06-2021

SARS-COV-2 ĐỘT BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA VACCINE?

Cập nhật: ngày 24-6-2021

VẮC-XIN PFIZER, ASTRAZENECA HIỆU QUẢ CAO CHỐNG LẠI

BIẾN THỂ DELTA

Cập nhật: ngày 21/6/2021

TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI NHẤT CHO NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VACCINE PHÒNG COVID-19

Cập nhật: ngày 18/6/2021

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ KHÁNG THUỐC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Cập nhật: ngày 14/6/2021

Suckhoedoisong.vn – Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Mối đe dọa kháng kháng sinh thời COVID-19

Trong một thông cáo báo chí của WHO cho biết, tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao trong số các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tiêu chảy. Tình trạng này báo động nguy cơ thế giới đang dần hết cách hiệu quả để điều trị các loại bệnh này. Tại 33 quốc gia ghi nhận báo cáo, tỷ lệ kháng với ciprofloxacin, một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, dao động từ 8.4% đến 92.9%.

Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng do việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19. Trong khi chỉ có một phần nhỏ bệnh nhân COVID-19 cần tới kháng sinh để điều trị việc nhiễm khuẩn.

Chúng ta đều biết, COVID-19 là do SARS-CoV-2 gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Mặc dù một số bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị bằng kháng sinh, nhưng đó là biện pháp dùng để điều trị các nhiễm trùng cơ hội hay còn gọi là biến chứng do nhiễm khuẩn bội nhiễm. Nhưng các trường hợp này, việc dùng kháng sinh phải được khuyến nghị bởi các thầy thuốc, dựa trên tình trạng bệnh tật của bệnh nhân tại bệnh viện.

Vi khuẩn đang kháng lại nhiều loại kháng sinh

Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được nghiên cứu và sẽ được kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang giúp đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, vaccine phòng ngừa và điều trị COVID-19. WHO cũng đã ban hành hướng dẫn không sử dụng liệu pháp kháng sinh hoặc điều trị dự phòng cho bệnh nhân mắc COVID -19 nhẹ hoặc bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh COVID -19 trừ khi có một chỉ định lâm sàng phải sử dụng kháng sinh để điều trị.

Thế giới cần chung tay giám sát sử dụng kháng sinh

Khi đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh mẽ các quốc gia thế giới, trong buổi họp trực tuyến tháng 6/2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: Thế giới đang mất khả năng sử dụng các loại thuốc kháng sinh cực kỳ quan trọng”.

Cũng trong buổi họp này, ông Tedros cho rằng: Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh. Điều này sẽ gây ra tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao hơn.

Gọi mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh là “một trong những thách thức cấp bách nhất của thời đại”, ông Tedros kêu gọi thế giới tìm ra những mô hình mới để khuyến khích đổi mới bền vững trong vấn đề này nhằm bảo vệ những thành quả y tế đã đạt được trong thế kỷ trước và bảo đảm một tương lai an toàn.

WHO đã thực hiện chương trình báo cáo Hệ thống giám sát sử dụng và kháng kháng sinh toàn cầu (GLASS) vào năm 2018. Khi đó, mới chỉ có 729 khu vực ở 22 quốc gia tham gia vào hệ thống giám sát này. Hàng năm, số lượng các quốc gia tham gia hệ thống khảo sát đã tăng lên theo cấp số nhân. Chỉ trong 3 năm, GLASS hiện đã tổng hợp dữ liệu từ hơn 64.000 địa điểm giám sát với hơn 2 triệu bệnh nhân ở 66 quốc gia trên toàn thế giới.

Balkhy – trợ lý Tổng giám đốc WHO về vấn đề kháng kháng sinh, cho hay: “Hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng kháng sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ giúp các quốc gia vượt qua COVID-19 hiệu quả và ngăn chặn sự xuất hiện AMR”.

TS.Balkhy cho rằng phải tăng cường hợp tác và đối tác toàn cầu, bao gồm giữa khu vực công và tư nhân để cung cấp các khuyến khích tài chính và phi tài chính nhằm phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19 một cách đặc hiệu. Những người bị nhiễm virus cần được cách ly chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng và những người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu vẫn là biện pháp đang được thế giới áp dụng để “đối phó” với căn bệnh này.

(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-han-che-khang-thuoc-trong-dai-dich-covid-19-n194508.html)

 DS.Ngọc Uyển

 

 CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE MÙA DỊCH

Cập nhật: ngày 09/6/2021

Suckhoedoisong.vn – Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4–5-1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.

Nội dung nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng” được Bộ Y tế phát động nhằm nâng cao nhận thức của người dân cần tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch hiệu quả vừa khôi phục và phát triển kinh tế.

Một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh tạo thành thói quen có lợi sức khỏe để đẩy lùi dịch bệnh. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh.

Công thức dinh dưỡng 4–5-1: Tăng cường sức khỏe mùa dịch

Cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng

Chế độ ăn cân đối 4 yếu tố

+ Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (Carbohydrate; protein; lipid)

+ Cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật)

+ Cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật)

+ Cân đối về vitamin và khoáng chất.

Có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm

+ Nhóm lương thực: Gạo, bột mì

+ Nhóm hạt các loại

+ Nhóm sữa và các chế phầm từ sữa

+ Nhóm thịt các loại, cá và hải sản

+ Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng

+ Nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm

+ Nhóm rau củ quả khác

+ Nhóm dầu ăn, mỡ các loại

Dinh dưỡng một ngày phải cân đối, an toàn

Một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm

Kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp

Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp

+ Chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

+ Chọn thực phẩm có công bố chất lượng đầy đủ

+ Đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trên bao bì

+ Chọn sản phẩm có bao bì rõ thông tin thành phần nguyên liệu và hạn sử dụng

+ Quy trình sản xuất minh bạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Không nên tích trữ nhiều để luôn sử dụng được sản phẩm tươi mới

Bên cạnh đó vận động thường xuyên tại nhà cũng giúp ta phòng bệnh hiệu quả

+ Chỉ cần 30 phút/ ngày bằng bất cứ cách nào bạn thích:

+ Nhún nhảy theo các bài hát yêu thích

+ Tích cực lên xuống cầu thang

+ Yoga nhẹ nhàng cũng tốt

+ Hoặc đốt mỡ thừa nhiều hơn với các bài tập cùng tạ nặng.

(Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-khuyen-cao-cong-thuc-dinh-duong-dac-biet-tang-cuong-suc-khoe-mua-dich-n178765.html?fbclid=IwAR0GZElK88gCNxi2f5zGPpOFOzo6mmSbGOWfgnMsKeD1xRv__p3D4ffwzZU)

D.Hải

 

CÁC BIẾN THỂ SARS-COV-2 KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẢN ỨNG CỦA TẾ BÀO T

Cập nhật: 07/6/2021

THÀNH LẬP CƠ SỞ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VẮC XIN COVID-19 MRNA ĐỂ MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT TOÀN CẦU

Cập nhật: ngày 02/6/2021

VẮC XIN COVID-19 CỦA HOA KỲ CÓ HIỆU QUẢ CHỐNG LẠI BIẾN THỂ COVID-19 Ở ẤN ĐỘ

Cập nhật: ngày 01/6/2021

PHÂN BIỆT COVID-19, CÚM, CẢM LẠNH

Các triệu chứng bệnh do covid-19 gây ra giống với các biểu hiện của cảm lạnh hoặc bệnh cúm thông thường, người bệnh không phát hiện chính xác tình trạng bệnh khiến tình hình trở nên nghiêm trọng và ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, cần nhận biết, phân biệt một số triệu chứng Covid và các bệnh cúm thông thường.

Nguồn: https://benhvienchuthapxanh.vn/phan-biet-covid-19-cam-lanh-cam-cum-n310.html