THƯ MỜI
V/v viết bài tham luận Hội thảo Khoa học
“Chuyển đổi số cho thanh niên – Giải pháp và ứng dụng”
I. MỤC ĐÍCH
– Xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ về các nghiên cứu liên quan đến công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đề ra các giải pháp cụ thể hóa chủ đề công tác Đoàn năm 2023 của Trung ương Đoàn với chủ đề: “Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”.
– Chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, quan điểm và trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học trẻ, sinh viên, học viên, giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện về công nghệ thông tin và chuyển đổi số hiện nay.
– Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,…trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
– Thông tin, định hướng để thanh niên tham gia nghiên cứu, phát triển một số công nghệ, ứng dụng, năng lực số, công dân số toàn cầu.
II. ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN – HÌNH THỨC
2.1 Đối tượng
– Sinh viên, học viên, giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng và Học viện trên toàn quốc;
– Cán bộ, trí thức trẻ, các nhà khoa học trẻ thuộc các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp, các cơ sở Đoàn trong và ngoài thành phố;
– Các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài đang làm việc trong và ngoài thành phố có quan tâm đến vấn đề phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học
2.2 Thời gian dự kiến tổ chức: Dự kiến 12/5/2023 (Thứ Sáu).
2.3 Địa điểm: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Số 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh).
III. NỘI DUNG – THỂ LỆ
3.1 Nội dung
Các vấn đề liên quan đến năng lực chuyển đổi số cho thanh niên.
Một số nội dung gợi ý nhưng không giới hạn như sau:
– Giải pháp nâng cao năng lực số cho thanh niên;
– Các mô hình, giải pháp ứng dụng chuyển đổi số phục vụ cộng đồng dân cư.
– Các giải pháp cho thanh niên trong phát triển kinh tế số.
– Định hướng phát triển chuyển đổi số trong đào tạo trực tuyến và phát triển các khóa học online cho thanh niên;
– Chia sẻ cách làm hiệu quả của các tổ chức thanh niên tiên tiến trên thế giới nhằm chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong chuyển đổi số và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên.
– Giải pháp nâng cao nhận thức về an toàn mạng và bảo mật thông tin cho thanh niên trong môi trường chuyển đổi số.
3.2 Thể lệ bài viết tham luận Hội thảo: (Xem chi tiết phụ lục đính kèm).
– Bài báo hội thảo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Độ dài bài tham luận không quá 15 trang (Bao gồm cả bảng biểu, ghi chú, tài liệu tham khảo).
– Số lượng tác giả trong 01 bài báo không quá 5 thành viên (Kể cả tác giả chính).
– Không giới hạn số lượng bài tham luận của tác giả.
3.4 Thời gian gửi bài tham luận Hội thảo
– Thời gian: Từ ngày 30/03/2023 đến hết ngày 28/04/2023.
– Hình thức: Gửi qua địa chỉ email: hanhhongnguyen1255@gmail.com (Tiêu đề thư ghi: “Bài viết tham luận Hội thảo “Chuyển đổi số cho thanh niên – Giải pháp và ứng dụng”).
3.5 Giải thưởng và quyền lợi của người gửi bài tham gia Hội thảo
– Tất cả tác giả/nhóm tác giả có bài báo tham gia Hội thảo đều được cấp giấy chứng nhận tham dự của Ban tổ chức.
– Các bài báo gửi tham dự được Hội đồng khoa học phản biện đánh giá đạt chất lượng tốt sau khi chỉnh sửa sẽ được công bố trong Kỷ yếu của hội thảo.
– Giải thưởng Hội thảo:
- Giải Nhất: Tiền thưởng và giấy khen của Ban tổ chức.
- Giải Nhì: Tiền thưởng và giấy khen của Ban tổ chức.
- Giải Ba: Tiền thưởng và giấy khen của Ban tổ chức.
- Các Giải Khuyến khích: Tiền thưởng và giấy khen của Ban tổ chức.
Thông tin liên hệ: Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0916 959 724 (Gặp Đ/c Hồng Hạnh)
Hộp thư điện tử: hanhhongnguyen1255@gamil.com
THƯ MỜI
Viết bài tham luận Hội thảo Khoa học
An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần 5 năm 2021
Nhằm tập hợp lực lượng các nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ và xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm trong nước và quốc tế. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học An toàn thực phẩm và An ninh lương thực lần 5 năm 2021, Ban tổ chức Hội thảo kính mời quý thầy/cô, anh/chị tham gia viết bài tham luận Hội thảo, cụ thể như sau:
Đối tượng:
– Sinh viên, học viên các trường Đại học, Cao đẳng và học viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành.
– Cán bộ, trí thức trẻ, các nhà khoa học trẻ thuộc các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài thành phố.
– Nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành.
– Các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng, sức khoẻ, nông lâm ngư nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.
- Nội dung bài tham luận:
Một số nội dung gợi ý bài tham luận như sau:
- Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản thực phẩm
+ Các nghiên cứu về công nghệ chế biến lương thực thực phẩm và kỹ thuật, công nghệ kiểm tra bảo quản sau thu hoạch với mục đích bảo đảm dinh dưỡng, gia tăng thời gian lưu trữ trong quá trình vận chuyển, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế của thực phẩm sau thu hoạch.
+ Các nghiên cứu về xây dựng quy trình kiểm định chất lượng thực phẩm sau thu hoạch.
+ Các nghiên cứu, kỹ thuật, vật liệu mới trong bảo quản nông sản, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm.
- Dinh dưỡng và sức khỏe từ thực phẩm
+ Những nghiên cứu về dinh dưỡng chứa trong thực phẩm, các nguồn dinh dưỡng có bổ sung vi chất, những thực phẩm chức năng quan trọng cho sự phát triển của người và động vật.
+ Các nghiên cứu phát triển những thực phẩm mới có hợp chất hữu cơ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe con người.
+ Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vật liệu bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe người sử dụng.
+ Nghiên cứu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tác hại trong quá trình sử dụng thực phẩm biến chất, không đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm.
+ Nghiên cứu, thử nghiệm, cảnh báo độc tính của những độc tố, chất phụ gia có trong thực phẩm.
+ Các nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ phát sinh bệnh tiềm tàng của bộ máy di truyền trong quá trình tác động của thực phẩm ở người.
+ Nghiên cứu những thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt và xu hướng dinh dưỡng của thế giới.
+ Ứng dụng sinh học, công nghệ sinh học, hóa học, vi sinh, công nghệ nano trong chế tạo sản phẩm và ứng dụng sản xuất thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
+ Các nghiên cứu cơ bản về phát triển các nguồn thực phẩm mới từ công nghệ sinh học. Xây dựng các mô hình sinh học trong sản xuất thực phẩm có độ an toàn cao và đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người Việt Nam.
+ Các mô hình nghiên cứu và ứng dụng cho nền sản xuất thực phẩm sạch và đạt các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
+ Các nghiên cứu khai thác, sử dụng phế liệu nông nghiệp làm nguyên liệu để thu nhận các hoạt chất sinh học.
- Phương pháp nghiên cứu, công nghệ sản xuất mới, quản lý chất lượng thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực
+ Phương pháp phân tích định tính, định lượng các hoạt chất thiên nhiên có trong thực phẩm.
+ Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong bảo quản thực phẩm (plastic, kim loại, giấy, thủy tinh…).
+ Phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm (các tiêu chuẩn quản trị chất lượng và kiểm soát chất lượng thực phẩm).
+ Phương pháp nuôi trồng, bảo vệ thực vật, bảo quản và vận chuyển nông sản tươi.
+ Công nghệ, thiết bị mới nâng cao hiệu quả sản xuất thực phẩm.
- Tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế Việt Nam
+ Giá trị sản lượng lương thực thực phẩm tại Việt Nam và những nguồn lợi từ thực phẩm mang lại cho nền kinh tế.
+ Các nghiên cứu về logistic trong vận chuyển hàng hóa thực phẩm nhằm tối ưu hóa thời gian vận chuyển nhằm mang lại giá thành cao nhất cho sản phẩm.
+ Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến an ninh lương thực tại Việt Nam và thế giới.
- Chương trình Hội nghị
3.1. Thời gian (dự kiến): Tháng 07/2021.
3.2. Địa điểm: Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
(140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh)
3.3. Nội dung
Chương trình Hội thảo gồm 3 phần chính cùng các hoạt động bên lề.
– Phần 1: Hội thảo Khoa học tổng quát: tìm hiểu các vấn đề về An toàn thực phẩm và An ninh lương thực Việt Nam, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về các chủ đề có liên quan. Thực trạng và vấn đề về sản xuất thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng thực phẩm hiện nay.
– Phần 2: Trình bày các sản phẩm khởi nghiệp, các poster tham luận về các nghiên cứu mới nhất chủ đề An toàn thực phẩm và An ninh lương thực.
– Phần 3: Phiên Hội thảo chuyên đề: được chia thành các tiểu ban trình bày song song nhằm tập trung giải quyết các thách thức của Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong công nghệ chế biến, an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học, khống chế và kiểm soát các mầm bệnh từ lương thực thực phẩm, gia tăng các giá trị dinh dưỡng từ các sản phẩm nông nghiệp.
– Tổ chức các hoạt động bên lề của Hội thảo: tọa đàm giữa doanh nghiệp và nhà quản lý về thực trạng sản xuất thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng thực phẩm hiện nay.
- Quyền lợi của người gửi bài tham gia công bố và báo cáo tại Hội nghị
– Tất cả tác giả/nhóm tác giả có bài báo tham luận Hội nghị đều được cấp giấy chứng nhận đã gửi bài tham luận hội thảo từ Ban tổ chức.
– Các bài báo gửi tham dự được Hội đồng khoa học phản biện đánh giá đạt chất lượng tốt sau khi chỉnh sửa sẽ được công bố trong Kỷ yếu Hội nghị khoa học.
– Các bài báo đạt giải tại Hội nghị sẽ được hỗ trợ phản biện và ưu tiên chính sách công bố trên Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm (ISSN: 0866 – 8132) của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
5. Hình thức và thời gian gửi bài Hội nghị (xem link thể lệ đính kèm):
https://drive.google.com/drive/folders/1oyurrAy2eKTJGz3QypnofMG2gIcPfIwC?usp=sharing
6.Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
THÀNH ĐOÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 38.230.780 – 0916.959.724 (gặp đ/c Nguyễn Thị Hồng Hạnh)
– Hộp thư điện tử: hanhhongnguyen1255@gmail.com