CHUYỂN ĐỔI SỐ

               QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

(Tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị)

Cập nhật ngày 15/01/2025

1. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

2. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng.

Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

3. Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài.

Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

4. Phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược; ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.

5. Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Xem toàn văn tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-ve-dot-pha-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-va-chuyen-doi-so-quoc-gia-119241224180048642.htm

10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIÊU BIỂU NĂM 2024

Cập nhật ngày 08/01/2025

1. Tắt sóng 2G đưa 18 triệu thuê bao lên 4G
Theo chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam là xây dựng xã hội số, thu hẹp khoảng cách số với việc phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh vào năm 2025, tiến tới phổ cập dịch vụ mạng di động 5G vào năm 2030.
Tính đến nay, đã có xấp xỉ 18 triệu thuê bao 2G only được chuyển đổi lên 4G, trong số đó có một tỷ lệ lớn chuyển sang sử dụng các thiết bị smartphone. Đây là cột mốc quan trọng để Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu phổ cập 4G, 5G, thúc đẩy kinh tế số và quá trình chuyển đổi số quốc gia.
2. Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Ngày 30/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Dữ liệu, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật này được kỳ vọng sẽ thiết lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và thay đổi phương thức giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân trên môi trường số.
3. Chính phủ ban hành Nghị định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
Nghị định số 147/2024/NĐ-CP áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Một điểm đáng chú ý là các nền tảng số trong và ngoài nước có trách nhiệm tuân thủ quy định Việt Nam, bao gồm việc lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin người dùng khi có yêu cầu hợp pháp.
Chính phủ vừa ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
4. Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
Theo Chiến lược, giai đoạn 2024 – 2030, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm.
Giai đoạn 2030 – 2040, Việt Nam sẽ trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm.
Tới giai đoạn 2040 – 2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử. Đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm.
5. Chính phủ phê duyệt Chiến lược Hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố và các khu công nghệ cao có dịch vụ di động 5G…
Mục tiêu đến năm 2030 hướng đến phủ sóng mạng di động 5G tới 99% dân số, triển khai thử nghiệm mạng 6G, phát triển 6 tuyến cáp quang biển quốc tế mới, nâng dung lượng cáp quang biển đạt tối thiểu 350 Tbps…
Viettel và VinaPhone vừa chính thức thương mại hoá 5G – Ảnh: VGP/HM
6. Chính thức thương mại hoá 5G
Ngày 15/10, Viettel thương mại hóa 5G, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.
Ngày 20/12, Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm và đặt mục tiêu sẽ tiếp tục được phủ sóng rộng hơn nữa trong năm 2025 và sớm phủ sóng 85% dân số trong thời gian tới.
MobiFone cũng đang dự kiến thương mại hóa 5G vào đầu năm 2025 với mục tiêu phủ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Dự báo, đến năm 2030, 5G đem lại cho các nhà mạng Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD. Năm 2025, 5G có khả năng đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3- 7,4%.
7. Hợp nhất Bộ TT&TT và KH&CN để thúc đẩy chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, việc hợp nhất 2 bộ tốt cho đất nước và cho ngành. Hai Bộ nhập vào nhau sẽ thành một bộ máy mạnh hơn, thúc đẩy chuyển đổi số tốt hơn.
8. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 là 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của đất nước…
9. Các ngân hàng thực hiện sinh trắc học để chống lừa đảo trực tuyến
Năm 2024, xác thực sinh trắc học trở thành “từ khóa chủ chốt” trong toàn ngành ngân hàng khi được xác định là giải pháp quan trọng chống lừa đảo online.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/1/2025, các chủ tài khoản chưa hoàn tất việc cập nhật thông tin sinh trắc học sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến.
10. NVIDIA mua cổ phần Vinbrain, mở 2 trung tâm nghiên cứu AI tại Việt Nam
Ngày 5/12/2024, Tập đoàn NVIDIA đã ký thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Việt Nam thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (VRDC) và Trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam.
NVIDIA cũng cho biết đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4.5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Việc này sẽ giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp và khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp trong những năm tới.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD.

XU HƯỚNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NĂM 2023

Cập nhật: ngày 21/3/2023

PHẦN MỀM CẬP NHẬT VÀ CHIP NHỎ BIẾN ĐỔI ĐIỆN THOẠI THÀNH ĐẦU ĐỌC RFID ĐẦY ĐỦ

Cập nhật: ngày 08/3/2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHATGPT

Cập nhật: ngày 22/2/2023

MỘT SỐ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP

Cập nhật: ngày 25/11/2022

TĂNG CƯỜNG CHUYỂN ĐỔI INTERNET SANG GIAO THỨC MỚI

Cập nhật: ngày 19/9/2022

CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ LIÊN THÔNG THƯ VIỆN: “CHÌA KHÓA” TIẾP CẬN BẠN ĐỌC

Cập nhật: ngày 02/06/2022

ĐỂ NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP THỤ HƯỞNG TRỰC TIẾP LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ

 Cập nhật: ngày 18/03/2022

Tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số - Ảnh 1.

Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên

môi trường số

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có văn bản số 797/BTTTT-THH gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022.

Theo Bộ TT&TT, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực để triển khai chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có thể coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch, năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.

Bộ TT&TT đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Cụ thể:

– Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.

– Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.

– Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện.

– Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

– Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

– Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022 để thực hiện các định hướng nêu trên.

(Nguồn: https://baochinhphu.vn/)